3 nguyên nhân khiến xe máy bị rung lắc khi di chuyển & cách xử lý

Xe máy bị rung lắc - Nguyên nhân và cách khắc phục
Xe máy bị rung lắc đầu tay lái,…là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy các bộ phận của chiếc xe đang có vấn đề và cần được sửa chữa. Hiện tượng xe máy bị rung xảy ra khá thường xuyên với nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra nhiều hậu quả khá nghiêm trọng.
Hiện tượng xe máy bị rung lắc
Sau một thời gian dài sử dụng, chiếc xe của bạn có thể sẽ xuất hiện nhiều vấn đề báo động về tình trạng xuống cấp của hệ thống động cơ. Sự cố rung lắc ở xe máy là một trong những dấu hiệu cơ bản báo hiệu sự xuống cấp của động cơ xe.

Ở một số loại xe máy, hiện tượng rung lắc xuất hiện sau khi nổ máy, xe di chuyển khó khăn và chệnh chạng. Đối với những chiếc xe đã được sử dụng lâu năm còn xảy ra tình trạng giật và rung mạnh ở cả đầu xe và gầm xe.
Những lý do khiến xe máy bị rung lắc và cách xử lý
1. Do tay lái hoặc khung xe bị lệch

Nguyên nhân:
Tay lái và khung xe bị lệch, không cân bằng có thể do xe di chuyển trong thời gian dài, đi qua các cũng đường xóc nảy khiến ốc vít bị lỏng nên không thể cố định đầu và khung tay lái. Một nguyên nhân khác cũng khiến cho tay lái và khung xe bị lệch chính là từ những lẫn va chạm, tai nạn giao thông.
Cách khắc phục:
Trong trường hợp này, chủ xe cần quan sát xem tay lái và khung xe lệch về hướng nào để tiến hành cố định lại theo chiều cân bằng. Để cố định lại tay lái và khung xe, ta tiến hành thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Tiến hành dựng xe băng chân chống giữa, giữ cho thân xe, 2 bánh xe theo chiều thằng hàng.
- Bước 2: Di chuyển ra trước đầu xe và sau xe, quan sát xem đầu xe và tay lái lệch về hướng nào, ước lượng sẽ phải chỉnh lệch khoảng bao nhiêu độ để xe được cân bằng.
- Bước 3: Sau khi đã xác định được hướng lệch của phần đầu xe, tiến hành dùng 2 chân kẹp chặt bánh và càng xe, sau đó dùng 2 tay gắng sức nắn và căn chỉnh về hướng cân bằng.
Trường hợp tay lái và khung xe bị cong, vênh, nứt vỡ và xe đã quá cũ thì bạn nên đưa xe đến tiệm bảo dưỡng để nhân viên có tay nghề cao xử lý.

2. Do hệ thống giảm xóc của xe gặp vấn đề
Hệ thống giảm xóc là bộ phận quan trọng giúp chiếc xe di chuyển cần bằng, êm ái, nếu như để hệ thống giảm xóc gặp vấn đề trục trặc, chắc chắn chiếc xe của bạn sẽ rơi vào tình trạng rung lắc dữ dội.
Hệ thống giảm xóc được đặt ở 2 vị trí: trước và sau của khung xe máy, nếu như hai bộ phận giảm xóc này bị kẹt thì việc xe máy bị rung lắc là điều rất rễ hiểu.
Ở một số trường hợp đặc biệt, tuy bộ phận giảm xóc vẫn hoạt động nhưng phần dầu trong xi lanh của đôi giảm xóc không cùng mức thì cũng sẽ dẫn đến sự cô rung lắc ở xe máy. Để giải quyết vấn đề từ hệ thống giảm xóc, bạn cần đem xe đến các cơ sở bảo dưỡng xử lý.
3. Lỗi do lốp và vành xe

Nguyên nhân:
Dưới đây là một số vấn đề đến từ lốp và vành xe khiến cho chiếc xe bị rung lắc khi di chuyển:
- Lốp xe trước và sau không được bơm đều, áp lực bánh không đồng đều khiến chiếc xe di chuyển mất thăng bằng.
- Lốp và vành không được lắp chặt chẽ khiến người lái có cảm giác xe chao đảo, lung lay.
- Vành bị cong, móp, méo khiến bánh xe lung lay,không cân bằng.
- Trục bánh xe trước, sau và trục càng không được xiết chặt.

Cách xử lý:
Khi gặp vấn đề ở lốp và vành xe, bạn cần bơm căng vừa đủ và đều cho 2 lốp xe, kiểm tra vòng vành xe và tình trạng của lốp xe trước khi cho xe vận hành. Nếu vành xe quá cong vênh, bạn cần đem xe đến các tiệm bảo dưỡng để sửa chữa, uốn nắn lại.
Với những ý kiến tổng hợp trên đây, hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để xử lý tốt khi gặp sự cố xe máy bị rung.
Xem thêm một số lỗi thường gặp khác ở xe máy: