Những cách xử lý khi xe máy bị nóng máy hiệu quả nhanh chóng

Sau một thời gian dài sử dụng, động cơ của xe bị nóng lên là hiện tượng thường xuyên xảy ra và rất dễ nhận diện.
Nếu đã sử dụng xe máy một thời gian dài, ắt hẳn bạn sẽ không tránh khỏi việc phải bảo dưỡng xe thường xuyên. Sự cố xe máy bị nóng máy là một trong những lý do khiến bạn phải lưu tâm hơn về chiếc xe của mình.
Động cơ của xe máy và động cơ của một số thiết bị khác cũng có sự tương đồng với nhau về tuổi thọ hoạt động, nếu máy móc hoạt động trong thời gian dài với cường độ cao dẽ dẫn đến việc quá tải khiến động cơ nóng lên.
Ở những chiếc xe máy, khi động cơ bị ép hoạt động quá tải sẽ dẫn đến hiện tượng nóng máy, nếu không được bảo dưỡng kịp thời sẽ gây nguy hại đến một số bộ phân khác.

1. Nguyên nhân dẫn đến xe máy bị nóng máy
Vấn đề do người dùng:
- Xe máy vận hành trong thời gian quá dài, đi quãng đường dài hoặc chở quá trọng lượng quy định. Phần lớn những tác động khiến động cơ bị nóng đến từ chính người sử dụng. Một số trường hợp xe máy bị nóng do động cơ phải vận hành liên tục không ngừng nghỉ, dẫn đến các bộ phận phải hoạt động tối đa công suất. Thêm vào đó, tùy từng loại xe sẽ có quy định riêng về trọng lượng cho phép chuyên chở, nếu xe chở quá cân nặng, máy móc phải chịu trọng tải lớn dẫn đến việc xe di chuyển khó khăn, đặc biệt là khi xe tăng tốc hoặc lên dốc.
Vấn đề đến từ dầu nhớt:

- Dầu nhớt cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của máy móc. Để đảm bảo an toàn, hãy châm dầu vừa đủ (không quá ít hoặc quá nhiều).
- Xe sẽ bị nóng máy nếu sử dụng những loại dầu nhớt gốc khoáng có chỉ số độ nhớt thấp và chu kỳ thay dầu quá dài.
Vấn đề đến từ động cơ
- Hệ thống phun nhiên liệu của động cơ không tốt khiến xăng vào quá nhiều làm loãng dầu trong buồng động cơ. Cũng từ đó quá trình oxi hóa dầu diễn ra nhanh hơn khiến dầu nhớt bị cạn, không thể hỗ trợ động cơ máy hoạt động trơn tru.
- Van điều chỉnh két làm mát dầu bị kẹt
- Hệ thống két nước làm mát bị hỏng
- Sử dụng động cơ trong thời gian dài mà không bảo dưỡng hoặc thay mới.
Biểu hiện, nguyên nhân và cách xử lý khi xe máy bị yếu hơi
2. Nên làm gì khi xe máy bị nóng máy?
- Khi vận hành xe, nên vít ga đều tay, hạn chế tối đa việc tăng tốc đột ngột, không vận hành xe khi nhiệt độ của két nước tản nhiệt quá cao.
- Trong quá trình di chuyển cần chú ý đến tình trạng của két nước trong động cơ. Luôn để ý đến các cánh tản nhiệt, không để vật lạ kẹt lại nơi cánh tản nhiệt, nếu phát hiện có dị vật bám vào cánh tản nhiệt cần tháo gỡ ngay lập tức.
- Nếu phát hiện thấy động cơ của xe hoạt động quá tải, ngay lập tức cung cấp thêm dầu cho xe, kiểm tra bugi và két giải nhiệt của xe.
3. Một số biện pháp giữ cho động cơ xe không bị nóng
- Thường xuyên thay dầu máy cho xe, bảo dưỡng động và cơ và các bộ phận của xe định kỳ
- Tránh để xe dưới trời nắng hoặc mưa quá lâu
- Tránh để động cơ của xe hoạt động với cường độ và công suất lớn.
- Sử dụng nguồn nhiên liệu và dầu nhớt chất lượng.
Nếu bạn áp dụng thành công những lưu ý trên và tuân thủ nguyên tắc khi sử dụng xe máy, chắc chắn tình trạng xe máy bị nóng máy sẽ được cải thiện. Hãy luôn cập nhật những kiến thức cần thiết để bảo vệ chiếc xe khỏi những sự cố hỏng hóc không đáng có.
Xem thêm một số bài viết khác: