Dòng điện xoay chiều là gì? Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều là gì
Dòng điện xoay chiều là một trong những năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt cùng công việc của chúng ta. Đây được xem là một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch sử của nhân loại. Vậy dòng điện xoay chiều là gì? Cùng điểm qua một số thông tin chi tiết về vấn đề này tại bài viết tham khảo dưới đây nhé!
I. Định nghĩa dòng điện xoay chiều AC là gì?
Dựa vào đặc điểm của dòng điện tích, người ta chia dòng điện ra làm hai loại là dòng điện 1 chiều và dòng điện xoay chiều. Dĩ nhiên dựa trên sự khác biệt về đặc điểm mà mỗi loại dòng điện đều sẽ được sử dụng đáp ứng những công việc khác nhau.

Dòng điện xoay chiều là gì? Đây là loại dòng điện được sử dụng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sử dụng hàng ngày của chúng ta. Về cơ bản đây là dòng điện có chiều và cường độ luôn biến đổi theo thời gian. Thường là quy luật hình sin hoặc cosin.
Ngược lại dòng điện một chiều là dòng điện có sự cố định về chiều chuyển dịch. Dòng điện này thường được tạo ra từ các loại pin hay năng lượng mặt trời,…

II. Tác dụng của dòng điện xoay chiều
Sau khi đã hiểu rõ hơn về định nghĩa dòng điện xoay chiều, cùng đi vào làm rõ một số tác dụng của nó đối với cuộc sống cùng công việc nhé!
Thực tế cho thấy tất cả mọi thiết bị, máy móc từ đồ gia dụng đến các dây chuyền sản xuất hiện đại muốn hoạt động đều cần sử dụng điện. Có thể nói nó gần như chi phối cuộc sống của chúng ta. Cụ thể cũng như dòng điện thông thường, dòng điện AC đang được sử dụng phổ biến với tác dụng nhiệt, từ và quang. Ví dụ như:
- – Điện năng được chuyển hóa thành nhiệt năng khi sử dụng cho những thiết bị bếp hồng ngoại, lò sưởi điện tử hay máy sấy,…

- – Với tác dụng quang học, nó giúp tác động tạo ra phản ứng với hồ quang giúp bóng đèn phát sáng. Đây cũng là tiền đề cho những thiết bị, hệ thống chiếu sáng cao cấp được cải tiến về sau này.
- – Ngoài ra một từ trường sẽ xuất hiện khi đưa dòng điện đi qua hai cục nam châm. Dĩ nhiên chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được độ lớn lực từ thông qua cường độ dòng điện cũng như tiết diện nam châm. Đây là cơ sở tạo nên những thiết bị phát hiện khuyết tật đối với công nghiệp sản xuất gốm sứ, một số thiết bị bếp từ gia đình, …
III. Đặc trưng của một mạch điện xoay chiều
Trong vật lý, dòng điện xoay chiều được gọi tắt là AC thông qua cụm từ Alternating Current. Người ta thường sử dụng ký hiệu ~ như biểu trưng của chuyển động tuần hoàn của đồ thị hình sin với phương trình i = Io.cos(ωt +φ). Cụ thể dưới đây là một vài những thông số cơ bản của một mạch điện xoay chiều.

IV. Chu kỳ và tần số của dòng điện xoay chiều là gì?
Chu kỳ được ký hiệu là T hay còn được hiểu là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lắp lại vị trí cũ. Chu kỳ thường được tính bằng giây theo công thức:
T= 2π/ω
Trong đó:
- T: Chu kỳ dòng điện (s).
- ω: Tần số góc (rad/s).
Tần số được ký hiệu là F là đại lượng cho chúng ta biết số lần lặp lại trạng thái cũ trong một đơn vị thời gian. Tần số và chu kỳ có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với công thức tính như sau:
F= 1/T
Trong đó:
- F: Tần số (Hz).
- T: Chu kỳ (s)
1. Giá trị cực đại
Giá trị cực đại I là cường độ dòng điện lớn nhất của mạch được ký hiệu là Io.
2. Pha dòng điện
Để xác định pha của dòng điện AC chúng ta cần chú ý 3 trường hợp cụ thể sau:
- – Hai dòng điện cùng pha: Là 2 dòng điện khác nhau những có cùng thời điểm tăng và giảm cường độ điện áp.
- – Hai dòng điện ngược pha: Là chỉ 2 dòng điện có thời điểm tăng và giảm cường độ trái ngược nhau.
- – Hai dòng điện lệch pha: Được hiểu là 2 dòng điện có thời điểm tăng giảm cường độ điện áp lệch nhau.
Việc xác định chính xác pha dao động của dòng điện có ảnh hưởng rất lớn tới độ chính xác của kết quả tính toán về sau này.
V. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều
– Sử dụng nam châm đồng thời tác động cho chúng quay quanh một dây dẫn kín dựa trên những thử nghiệm từ trước đó. Để tăng giảm cường độ dòng điện được tạo quý vị có thể tác động tăng giảm tiết diện dây hoặc kích thước nam châm được sử dụng.

– Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng cuộn dây từ trường bằng cách cho 1 cuộn dây kín quay xung quanh 1 trục thẳng đứng của từ trường được tạo ra bởi nam châm.
>>> Bạn có biết: nam châm điện là gì, cách làm tăng lực từ của nam châm điện
Vừa rồi chúng ta vừa cùng nhau làm rõ vấn đề dòng điện xoay chiều là gì? Tác dụng cùng một vài những thông số đặc trưng của một mạch điện xoay chiều. Hy vọng quý vị đã nắm được cho mình những thông tin bổ ích thông qua những thông tin tham khảo được đưa đến trong bài viết trên đây.