Dòng điện là gì, Cách đo dòng điện & Dòng điện có tác dụng gì?

Dòng điện là gì, các tác dụng của dòng điện
Dòng điện đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó không chỉ giúp cải tiến chất lượng cuộc sống mà còn giúp nâng cao hiệu quả công việc. Vậy dòng điện là gì? Dòng điện có tác dụng gì? Để giải đáp cho những thắc mắc trên, cùng tìm hiểu rõ hơn tại bài viết tham khảo dưới đây nhé!
Điện năng là một trong những yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống đời thường của mỗi chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đưa ra định nghĩa về dòng điện cũng như quá trình hình thành và phát minh ra dòng điện. Nếu cũng đang có những thắc mắc tương tự, dưới đây là một số thông tin bổ ích cho bạn.
I. Dòng điện là gì?

Hiểu một cách đơn giản, dòng điện là dòng di chuyển có hướng của các hạt điện tích dương. Thông thường trong mạch điện sử dụng dây dẫn kim loại, các hạt electron với điện tính âm sẽ di chuyển ngược chiều so với đường truyền điện.
Làm rõ quá trình phát minh ra dòng điện
Dựa vào những thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, dưới đây là một số mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của dòng điện.
- – Theo ghi chép từ những năm 600 trước công nguyên, những người Hy Lạp cổ đã phát hiện ra rằng việc cọ xát hổ phách có thể tạo thành lực hút tác động lên những mảnh giấy vụn. Đây được coi là những phát hiện đầu tiên có liên quan đến dòng điện.
- – Năm 1672 Otto Fon Gerryk nhận thấy sự thay đổi của hiện tượng tích điện khi để tay sát vào quả cầu bằng lưu huỳnh khi đang quay.

- – Năm 1729 là thời điểm ông Stefan đưa ra khẳng định về một số chất, kim loại có khả năng dẫn điện và cách điện ví dụ như thủy tinh, hổ phách, sáp,…
- – Cho đến năm 1733 một người Pháp có tên là Duy Phey đưa ra khẳng định về những vật tích điện âm và tích điện dương. Tiếp theo đó Bedzamin Franklin cũng là người đầu tiên thử đưa ra những giải thích về dòng điện.
- – Kế thừa những thành tựu được công nhận từ trước đó, năm 1880 Alessandro Volta thành công cho ra mắt sáng chế pin điện. Nó được coi như cột mốc thúc đẩy sự phát triển về sau này.
Bạn có biết:
- Dòng điện 1 chiều là gì, ứng dụng của dòng điện một chiều
- Dòng điện xoay chiều là gì, cách tạo ra dòng điện xoay chiều
II. Các tác dụng của dòng điện trong cuộc sống hiện đại ngày nay
Như chúng ta có thể thấy, những tác dụng của dòng điện đang được áp dụng phổ biến trong mọi hoạt động thường ngày của chúng ta. Cụ thể dưới đây là một số những tác dụng chi tiết mà quý độc giả có thể tham khảo.
1. Tác dụng nhiệt

Thực tế hầu hết những vật dẫn điện đều có xu hướng nóng lên sau một thời gian sử dụng. Chính vì vậy bằng việc tận dụng những vật dẫn điện tốt giúp đưa ngưỡng nhiệt mong muốn đến một giá trị nhất định đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.
Bếp hồng ngoại, bếp hay lò sưởi là những ví dụ điển hình cho chúng ta thấy được rõ nhất những tác dụng nhiệt của dòng điện phục vụ cho cuộc sống của con người.
2. Tác dụng chiếu sáng
Đây có lẽ là một trong những tác dụng được phát hiện và ứng dụng sớm nhất của dòng điện. Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang hay những sản phẩm đèn chiếu sáng hiện đại được ra mắt sau đó là những minh chứng cho tác dụng này.
>>> Tìm hiểu chi tiết: Tác dụng phát sáng của dòng điện và toả nhiệt của dòng điện
3. Tác dụng sinh lý
Thực tế việc tiếp xúc với dòng điện trong quá trình sử dụng tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm cho người dùng. Tuy nhiên bằng việc tiếp xúc đúng cách, việc đưa dòng điện qua cơ thể người và động vật giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển của nền y học cũng như việc chữa trị các căn bệnh nguy hiểm.
4. Tác dụng từ

Bên cạnh khả năng chiếu sáng, tỏa nhiệt và sinh lý, tác dụng từ cũng đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Bằng việc đưa dòng điện tác động nên các nam châm được đặt gần đó tạo thành lực từ lớn phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Bếp điện từ hay một số phương pháp trị liệu được xem là những thành tựu của việc áp dụng tác dụng từ trong việc cải tiến chất lượng cuộc sống của chính chúng ta.
5. Tác dụng hóa học
Khi được sử dụng tại các phòng thí nghiệm trong lĩnh vực hóa học, dòng điện được sử dụng như một phương pháp phân ly các ion âm và dương trong dung dịch. Đây cũng chính là cơ sở của việc mạ điện đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay.
III. Hướng dẫn cách đo dòng điện với đồng hồ vạn năng
Việc xác định thông số dòng điện đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bạn đã biết cách đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng chưa?
- – Trước tiên chúng ta cần cắm que đo có màu đen vào đầu COM và que đo màu đỏ còn lại vào đầu AC-15A.
- – Điều chỉnh mạch của đồng hồ tại thanh AC-15A.

- – Thực hiện tắt nguồn điện đang sử dụng cho các mạch thí nghiệm.
- – Kết nối 2 đầu que đo của đồng hồ với hai điểm cần đo của mạch theo hình thức mắc nối tiếp. Sau đó cấp điện cho đoạn mạch.
- – Kế đến chúng ta chỉ cần theo dõi số liệu được hiển thị trên cung chia độ và thực hiện tính toán ước chừng giá trị thực tế của mạch điện. Thường giá trị này sẽ được tính bằng chỉ số của kim cương trên cung chia độ với thang đo chia cho giá trị max của cung chia đó.
Thực tế với sự trợ giúp của các thiết bị chuyên dụng, việc xác định thông số dòng điện khá đơn giản. Bên cạnh đó để đưa ra kết quả chính xác quý vị có thể thực hiện thao tác đo từ 2 đến 3 lần.
Chúng ta vừa cùng nhau đưa ra câu trả lời cho vấn đề: Dòng điện là gì? Cùng các tác dụng tuyệt vời mà dòng điện có thể mang lại. Mong rằng những chia sẻ tại bài viết trên đây có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tham khảo và tìm hiểu thông tin.
Tìm hiểu thêm: cường độ dòng điện là gì, các công thức tính cường độ dòng điện