Nguyệt thực là gì? 6 sự kiện thiên văn hot nhất nửa cuối 2021

Các pha của trăng
Nguyệt thực là gì? Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn kỳ thú khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng hoặc tương đối thẳng hàng với nhau. Nó khiến mặt trăng không nhận được ánh sáng và trở nên “dần biến mất”. Trong năm 2021, được dự đoán là có nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ diễn ra. Bao gồm nhật thực toàn phần, nguyệt thực “trăng máu”, mưa sao băng,… Hãy cùng giamayruaxe.net tìm hiểu chi tiết hơn về các hiện tượng thú vị này nhé!
1. Hiện tượng nguyệt thực là gì?
Đầu tiên để hiểu nguyệt thực là cái gì? Ta cần hiểu rằng mặt trăng không thể tự phát ra ánh sáng, nó chỉ phản chiếu lại ánh sáng mặt trời. Giống như Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời, mặt trăng luôn phát sáng ở một nửa được đón sáng và tối ở nửa còn lại.
Theo khái niệm nguyệt thực là gì vật lý 7, “Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng ban đêm bị Trái Đất che khuất không nhận được ánh sáng Mặt Trời.”
1.1. Các pha của trăng
Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên quay quanh Trái Đất, nó có quỹ đạo khoảng 29.5 ngày. Khi nó chuyển động trên quỹ đạo quanh Trái Đất, sự thay đổi vị trí của mặt trăng so với mặt trời khiến nó lần lượt trải qua các pha:
- Trăng mới (trăng sóc)
- Trăng lưỡi liềm đầu tháng (còn gọi là trăng non)
- Trăng bán nguyệt đầu tháng (hay trăng thượng huyền)
- Trăng khuyết đầu tháng (hay trăng trương huyền tròn dần)
- Trăng tròn, trăng khuyết cuối tháng (hay trăng trương huyền khuyết dần)
- Trăng bán nguyệt cuối tháng (hay trăng hạ huyền)
- Trăng lưỡi liềm cuối tháng (hay trăng tàn)
- Cuối cùng là pha trăng tối (còn gọi là không trăng)
Hiểu đơn giản hơn, mặt trăng cũng như Trái Đất luôn được chiếu sáng 1 nửa bởi mặt trời. Người đứng trên Trái Đất tùy vị trí có thể nhìn thấy phần sáng của mặt trăng. Nhưng do quỹ đạo chuyển động của nó nên không phải lúc nào người ở Trái Đất cũng nhìn hết được phần được chiếu sáng.

1.2. Giải nghĩa nguyệt thực là gì?
Hiện tượng nguyệt thực nghĩa là gì? Nguyệt thực hay thiên thực của mặt trăng, là hiện tượng khi trăng đi qua phần đổ bóng của Trái Đất. Hay nói cách khác, nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng hoặc xấp xỉ thằng hàng với nhau.
Để điều này xảy ra, nguyệt thực chỉ có vào những ngày trăng tròn (ngày rằm). Vùng mà người trên Trái Đất hoàn toàn nhìn được 1 nửa trăng được chiếu sáng, trước khi nó dần biến mất.
Lúc này, mặt trăng đi vào phần đổ bóng của Trái Đất khiến nó dần mất đi ánh sáng được chiếu bởi mặt trời. Từ đó hiện tượng này mới được dân gian gọi là “gấu ăn trăng”. Mặt trăng dần bị biến mất trên bầu trời như bị cái gì đó nuốt chửng, sau đó lại từ từ xuất hiện.

2. Các kiểu nguyệt thực là gì?
Hiện tượng nguyệt thực được phân thành 3 dạng: Nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối.
2.1. Nguyệt thực toàn phần là gì?
Nguyệt thực toàn phần hay còn được gọi là trăng máu là gì? Đây là hiện tượng mà Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng xếp thẳng hàng, trăng đi vào vùng đổ bóng của Trái Đất. Lúc này, do bị mất đi nguồn chiếu sáng nên ánh trăng mờ dần, chuyển sang màu đỏ sẫm hoặc cam sẫm.
Tại sao trăng mất đi nguồn ánh sáng chiếu vào nhưng nó vẫn có màu đỏ sẫm?
Nguyên nhân là tia Mặt Trời trước khi tới được Mặt Trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái Đất và bị khí quyển của Trái Đất khúc xạ. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn lại những tia có bước sóng dài (đỏ, cam) xuyên qua. Mặt trăng do đó có màu đỏ hoặc cam sẫm, hiện tượng này diễn ra tối đa trong 104 phút.
2.2. Nguyệt thực một phần là gì?
Nguyệt thực một phần hay bán nguyệt thực có nghĩa là gì? Tương tự như nguyệt thực toàn phần, nhưng Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng chỉ nằm trên một đường gần thẳng. Khi đó ánh trăng sẽ bị mờ đi và ta thấy Mặt Trăng sẽ bị khuyết đi một phần. Phía có màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang bị che khuất trên mặt trăng chính là phần đổ bóng của Trái Đất.
2.3. Nguyệt thực nửa tối là gì?
Nguyệt thực nửa tối xảy ra do Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ dần rồi tối hẳn đi. Nguyệt thực nửa tối khó nhìn bằng mắt thường do bị ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.
3. Sự khác nhau giữa nhật thực nguyệt thực là gì?

Nhật thực và nguyệt thực là gì và khác nhau chỗ nào? Nhật thực là một hiện tượng thiên văn thú vị và còn hiếm hoi hơn cả nguyệt thực. Nó cũng xảy ra do sự xếp thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng của Mặt trời, Mặt trăng và Trái Đất. Khác là lúc này, Mặt Trăng đi qua đường thẳng giữa Mặt Trời và Trái Đất.
Bóng Mặt Trăng sẽ che đi tạo thành 1 vùng tối trên Mặt Đất. Người đứng trong vùng bị che tối này không nhìn được Mặt Trời được gọi là xảy ra Nhật thực.
Nguyên nhân nhật thực ngắn hơn nguyệt thực là gì? Do diện tích mặt trăng nhỏ hơn Trái Đất nhiều lần, nên phần bóng nó chắn ánh sáng Mặt Trời đến Trái Đất là hạn hẹp. Nên hiện tượng nhật thực xảy ra hiếm hơn và ngắn hơn nguyệt thực.
4. Những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú xảy ra nửa đầu 2021
Bên cạnh Nguyệt thực là gì nhật thực là gì? Có rất nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú khác dự đoán diễn ra trong năm 2021, được mọi người quan tâm:
– Ngày 11/2/2021: Sao Kim, sao Mộc trùng tụ
Hai hành tinh lớn mà ta có thể nhìn thấy trên bầu trời Trái Đất là sao Mộc và sao Kim. Tại thời điểm bình minh, người ta đã nhìn bằng mắt thường để thấy được hai ngôi sao này nằm san sát nhau. Khi nhìn check sang phía bên phải còn trông thấy cả sao Thổ.
– Ngày 9 và 10/3/2021: 4 hành tinh hội tụ
Một điều thú vị trên bầu trời đêm ngày 9 và 10 tháng 3 năm nay. 3 hành tinh tụ lại gần như thẳng hàng trên bầu trời và mặt trăng lưỡi liềm nằm gần đó.

– Ngày 26/5/2021: Nguyệt thực toàn phần – “trăng máu”
Một trong những lý do từ khóa “nguyệt thực là gì” trở nên nóng hổi trên Google. Đó là dự báo từ các đài thiên văn cho thấy ngày 26/5 sẽ diễn ra nhật thực toàn phần hiếm có. Sự kiện này thực tế đã xảy ra và trở nên nóng hổi, người dân Việt Nam cũng có cơ hội chiêm ngưỡng sự kiện thiên văn này.
– Ngày 10/6/2021: Nhật thực vòng lửa
Khá đáng tiếc khi không được chiêm ngưỡng tại Việt Nam. Nhật thực vòng lửa hay hiện tượng nhật thực hình khuyên xảy ra ở phía Bắc từ Canada tới Nga.
5. Các sự kiện thiên văn hot nhất nửa cuối năm 2021
– Ngày 12/7/2021: Sao Kim, Sao Hỏa trùng tụ
Sau khi mặt trời lặn, hai vì sao Kim và Hỏa trông như “chạm vào nhau” trên bầu trời đêm. Hôm đó mặt trăng khuyết và ánh sáng trắng của sao Kim ban đầu có thể lấn át sao Hỏa. Người ta có thể liên tưởng thú vị như sao Hòa bị “nuốt chửng” bởi sao Kim. Tuy nhiên, sau đó ta có thể nhìn rõ cả hai ngôi sao này bằng mắt thường.
– Ngày 12 và 13/8/2021: Mưa sao băng Perseid
Đây là kết quả khi Trái đất di chuyển qua một “đám mây” mảnh vỡ từ sao chổi Swift-Tuttle. Lúc đạt đỉnh, nó có thể tạo ra tới 60 ngôi sao băng trong mỗi giờ.

– Ngày 18/8/2021: Sao Hỏa, Sao Thủy trùng tụ
Hiện tượng này có thể nhìn thấy vào thời điểm mặt trời lặn, ánh sáng sao Thủy sẽ rực rỡ hơn đôi chút do được mặt trời chiếu sáng. Lựa chọn hoàn hảo để chiêm ngưỡng sự kiện này là đường chân trời phía Tây.
– Ngày 8/10/2021: Mưa sao băng Draconid
Trận mưa sao băng đặc biệt được mong chờ vì nó rất dễ phát hiện khi có tốc độ di chuyển chậm nhất trong các đợt sao băng gần đây. Với mật độ khoảng 10 -15 ngôi sao rơi mỗi giờ, người ở khắp bán cầu Bắc đều có cơ hội chiêm ngưỡng chúng.
– Ngày 19/11/2021: Nguyệt thực một phần
Cơ hội chiêm ngưỡng nguyệt thực cuối cùng trong năm 2021. Diễn ra trên khắp bầu trời Bắc và Nam Mỹ, Úc,cùng các khu vực châu Âu và châu Á.
Mặc dù là hiện tượng nguyệt thực một phần nhưng thực chất, đến 95% Mặt trăng sẽ bị bóng tối của Trái đất che phủ. Vì thế ở hạn cực điểm, Mặt trăng có thể hiện ra như nguyệt thực toàn phần trong một khoảng thời gian ngắn, với màu cam hoặc đỏ.
– Ngày 4/12/2021: Nhật thực toàn phần
Sự kiện hiếm hoi này đáng tiếc sẽ diễn ra tại Nam Cực, cũng là sự kiện thiên văn cuối cùng năm nay. Ở các khu vực phía Nam bán cầu như Chile, Argentina, Nam Phi và Úc có cơ hội thấy nhật thực một phần.
>> Xem thêm:
Cung mặt trăng là gì? Giải mã cung mặt trăng 12 chòm sao
Mặt trời mọc hướng nào lặn hướng nào? Cách xác định phương hướng
Trên đây là Nguyệt thực là gì? 6 sự kiện thiên văn hot nhất nửa cuối 2021. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị về vũ trụ, các hiện tượng thiên văn. Đừng quên đón chờ những màn “lễ hội biểu diễn của bầu trời” đầy hấp dẫn trong thời gian tới nhé!