Cầu nâng chìm hay cầu nâng âm sàn là hệ thống các kiểu cầu nâng kết hợp giữa dùng điện và thuỷ lực để nâng xe lên cao. Kiểu cầu nâng ô tô này có thiết kế thông minh và khoa học, giúp tiết kiệm diện tích tối ưu. Hệ thống cầu nâng chìm sàn rất đa dạng và phong phú, phục vụ quá trình sửa chữa tại các xưởng, gara ô tô chuyên nghiệp.
Những điều cần biết về cầu nâng chìm sàn
- Tải trọng nâng cầu nâng chìm sàn thường không quá 3500kg. Đôi khi cũng có loại đặc biệt với tải trọng lớn hơn nhưng chỉ sử dụng trong những trường hợp đặc biệt.
- Hệ thống nâng chìm sàn phải lắp đặt tại vị trí thấp nhất trước khi lái xe vào vị trí của cầu. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, cầu nâng chìm chỉ nên sử dụng để nâng ô tô.
- Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng thêm phụ kiện hỗ trợ phù hợp với vị trí nâng cầu mà nhà sản xuất đã thiết kế. Khi vận hành cần nắm rõ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn.

Ưu – nhược điểm của cầu nâng chìm sàn
Để đưa ra được đánh giá cầu nâng lắp chìm sàn có tốt hay không, chúng ta cùng tìm hiểu về ưu – nhược điểm của thiết bị này.
Ưu điểm
Sử dụng cầu nâng lắp chìm sàn có tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm không gian và diện tích lắp đặt. Trả lại diện tích mặt bằng xưởng khi không hoạt động, các đơn vị có thể tận dụng để làm nhiều công việc khác.
Đối với những tiệm sửa chữa có diện tích hạn chế thì cầu nâng chìm là lựa chọn hoàn hảo. Bởi khi không sử dụng cầu nâng, có thể tận dụng diện tích này để phục vụ các hoạt động sửa chữa khác.
Khi sử dụng cầu nâng âm nền việc di chuyển xe lên cầu nâng sẽ trở nên đơn giản, an toàn hơn so với các loại cầu nâng lắp nổi.
Nhược điểm
- Chi phí để lắp đặt cầu nâng chìm cao hơn so với các thiết bị cầu nâng nổi.
- Việc thi công lắp đặt cầu nâng chìm cũng gặp nhiều khó khăn, yêu cầu có độ chính xác cao hơn so với việc lắp nổi. Công việc lắp đặt yêu cầu phải được thực hiện bởi kỹ thuật viên có chuyên môn kỹ thuật cao.
- Khi thi công, lắp đặt cầu nâng âm nền, cần tiến hành đào móng xuống thấp để bàn nâng bằng với bề mặt nền khi hạ xuống hết. Điều này khiến việc vệ sinh nền tại vị trí lắp khó khăn hơn.
- Hơn nữa, quá trình thi công lắp đặt cầu nâng âm nền cần được tính toán khoa học. Bởi nước và chất bẩn khi vệ sinh cầu nâng sẽ chảy xuống và tích tụ ở phần nền móng. Việc này khiến cho ben nâng cầu giảm tuổi thọ.

Hướng dẫn lắp đặt cầu nâng chìm sàn
Việc lắp đặt cầu phải thực hiện bởi người có chuyên môn kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc đại lý. Nếu người vận hành được đào tạo về cơ khí cũng có thể tự lắp đặt nhưng cần phải tuân theo yêu cầu:
- Khu lắp đặt cầu nâng không nằm trong khu vực nguy hại hoặc khu rửa xe
- Nền móng cầu phải đủ tiêu chuẩn về độ sâu, bu-lông trong ngoài
- Nguồn cấp 3ph, N+PE/400V, 50Hz phải được cung cấp. Nguồn cấp phải có bảo vệ với T16A, đường kính dây là 2.5 mm²
Quy trình vận hành cầu nâng chìm sàn
Quá trình nâng xe
- Lái xe ô tô vào trong cầu theo đường tâm xe trùng với đường tâm cầu.
- Khóa xe để tránh sự cố trượt, đẩy vào số
- Đưa tay cầu vào vị trí nâng mà nhà sản xuất đã quy định bằng cách điều chỉnh tấm đệm cao su
- Nếu cần thiết, hãy sử dụng tay hỗ trợ để tới vị trí quy định của nhà sản xuất
- Xe phải được nâng lên ở những vị trí quy định, trên tấm cao su đảm bảo an toàn cho xe.
- Kiểm tra nơi làm việc của cầu, chắc chắn không có chi tiết hoặc người trong khu vực làm việc hoặc trên cầu.
- Bật công tắc điều khiển hệ thống cầu nâng
- Nhấn nút ‘Lifting’
- Nâng xe tới chiều cao yêu cầu làm việc để hoàn thành quá trình nâng

Quá trình hạ xe
- Kiểm tra phía dưới nơi làm việc của cầu, chắc chắn không có chi tiết hoặc người trong khu vực làm việc hoặc trên cầu.
- Nhấn nút ‘Lowering’.
- Nếu cầu đang khóa, ấn nút ‘Lifting’ cho tới khi hết khóa.
- Nhấn nút ‘Lowering’ lần nữa.
- Khi cầu đã ở vị trí thấp nhất, đưa cánh tay ra ngoài.
- Đưa xe ô tô ra khỏi vị trí của cầu nâng.
Lưu ý khi kiểm tra và bảo dưỡng cầu nâng chìm sàn
- Trước khi bảo dưỡng cần ngắt kết nối cầu nâng với nguồn điện. Đảm bảo độ chắc chắn, cầu nâng không bị tụt.
- Làm sạch tay piston sử dụng khí nén, bôi mỡ với loại mỡ công suất cao. Làm sạch và kiểm tra đầu của phần dẫn hướng piston.
- Làm sạch và bôi trơn những chi tiết chuyển động như tấm trượt, bề mặt trượt… với súng bơm mỡ.
- Kiểm tra rò rỉ ống thủy lực, tháo keo trong hộp sau đó bôi keo lại
- Kiểm tra mức dầu, đổ dầu vào thùng chứa sau khi làm sạch.
- Hư hỏng bên ngoài bề mặt có thể sửa chữa, nếu không có thể dùng sơn phù lên một bề mặt một lớp sơn.
- Kiểm tra tất cả thiết bị an toàn, cáp điện và cổng. Kiểm tra tất cả bu-lông, đai ốc theo đúng tiêu chuẩn về lực.
- Kiểm tra mặt phẳng, sửa chữa nếu cần thiết. Trường hợp xuất hiện các vết nứt hãy báo cho nhà cung cấp.

Lời khuyên khi bảo dưỡng cầu nâng lắp chìm
- Trong bất kỳ lần bảo dưỡng định kỳ nào cũng nên làm sạch tất cả các chi tiết bám bụi lâu ngày. Như vậy, cầu nâng sẽ hoạt động êm ái, bền bỉ hơn.
- Những loại bụi có thể gây han gỉ bao gồm: hơi mặn, cát, mạt đá, tất cả bụi công nghiệp, nước, độ ẩm cao,…
- Nếu không có nhiều thời gian vệ sinh, bảo dưỡng, có thể làm sạch 1 tháng 1 lần với đầy đủ các công đoạn và các chi tiết của cầu nâng chìm sàn.
- Làm sạch cầu và sàn với dung dịch chuyên dụng để làm sạch chi tiết. Sử dụng loại tẩy rửa và nước ấm, không sử dụng hơi nước.
- Loại bỏ tất cả bụi bẩn cẩn thận với chổi. Chắc chắn không còn đọng lại chất tẩy rửa trên cầu sau khi làm sạch. Chú ý không sử dụng máy rửa xe cao áp để làm sạch cầu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cầu nâng chìm mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng sẽ hữu ích trong việc vận hành thiết bị đảm bảo an toàn, hiệu quả. Nếu có nhu cầu đầu tư cầu nâng chìm sàn, quý khách hãy tìm đến địa chỉ cung cấp uy tín.